PHÁP DANH PHẢN ÁNH
CON NGƯỜI ??
Mimosa
Giờ giao thừa ngày mùng một tết Canh Dần 2010, tiếng kinh Pali tán tụng Tam Bảo với giọng hải triều âm trầm hùng vọng lên trong không gian u tịch từ ngôi chánh điện chùa Huyền Không theo lối kiến trúc thuần Việt vừa an tịnh, vừa khoáng đảng, tỏa ngát hương thơm của các loại hoa mai, lan, cúc, thược dược, cùng với phong thái trang nghiêm của hai hàng đệ tử đấng Từ Phụ Thế Tôn do Sư Giới Đức dẫn chúng đang đảnh lễ, chúc xuân , chúc đạo, chúc thanh bình cho đất nước và an lạc cho mọi người. Tôi nghe và cảm nhận được giờ giao thừa đã điểm , tất cả đang đón chào một năm mới đang đến với ngàn cây , nội cỏ và với không gian của Huyên Không Sơn Thượng này .
“ Mới đó mà xuân đến nữa rồi
Chẳng ai hẹn ước, chẳng ai mời
Mai tía mai vàng - tình bạn lữ
Đào phai đào thắm - nghĩa trần khơi
Trăng chơi mái đạo, sương xanh lá
Nắng dạo hiên thơ, chữ ấm lời
Kinh tụng, vén mây - nghe phải trái
Thiền hành, rẽ gió - ngắm đầy vơi
Sân thiền khóm trúc reo chim khách
2/ chữ “ Hòa “ theo đạo Khổng trong cuộc sống tu chung của tăng sĩ .
3/ Tư cách của tăng sỉ trong cuộc sống hôm nay , một sự trao đổi logic với cuộc đời . Sự cân bằng giữa tu học và khả năng phục vụ cùng bảo vệ cảnh quan môi truờng rừng để làm đẹp cho đời để phục vụ đại chúng 1 cách có ý thức và đời sẽ trả công cho chúng ta đồng thời loại ra ngoài cái tầm thuờng của đời sống tu sỉ là đi tu chỉ vì “ chén cơm manh áo” .
Tôi lắng nghe trong tỉnh giác và suy luận mà trong lòng hoan hỷ rồi tự hỏi :” Còn lại bao nhiêu vị tôn đức như ngài? Răn dạy đệ tử nên sống một đời sống đạo hạnh, lấy giới và đức làm kim chỉ nam bằng sự thực hành chứ không bằng lí luận suông .
CON NGƯỜI ??
Mimosa
Giờ giao thừa ngày mùng một tết Canh Dần 2010, tiếng kinh Pali tán tụng Tam Bảo với giọng hải triều âm trầm hùng vọng lên trong không gian u tịch từ ngôi chánh điện chùa Huyền Không theo lối kiến trúc thuần Việt vừa an tịnh, vừa khoáng đảng, tỏa ngát hương thơm của các loại hoa mai, lan, cúc, thược dược, cùng với phong thái trang nghiêm của hai hàng đệ tử đấng Từ Phụ Thế Tôn do Sư Giới Đức dẫn chúng đang đảnh lễ, chúc xuân , chúc đạo, chúc thanh bình cho đất nước và an lạc cho mọi người. Tôi nghe và cảm nhận được giờ giao thừa đã điểm , tất cả đang đón chào một năm mới đang đến với ngàn cây , nội cỏ và với không gian của Huyên Không Sơn Thượng này .
“ Mới đó mà xuân đến nữa rồi
Chẳng ai hẹn ước, chẳng ai mời
Sơn lâm rộn rã, cây thay áo
Khí tiết hân hoan, gốc nẩy chồiMai tía mai vàng - tình bạn lữ
Đào phai đào thắm - nghĩa trần khơi
Trăng chơi mái đạo, sương xanh lá
Nắng dạo hiên thơ, chữ ấm lời
Kinh tụng, vén mây - nghe phải trái
Thiền hành, rẽ gió - ngắm đầy vơi
Sân thiền khóm trúc reo chim khách
Trầm thoảng am không, đá mỉm cười!
http://huyenkhongsonthuong.blogspot.com/2010/03/phap-danh-phan-anh-con-nguoi-mimosa-gio.html
http://huyenkhongsonthuong.blogspot.com/2010/03/phap-danh-phan-anh-con-nguoi-mimosa-gio.html
Sau khóa lễ đầu năm , ngài quay lại với đại chúng để ban bài pháp thoại , mà nội dung là “ Ôn Cố nhi tri tân “ ( ôn chuyện cũ để biết chuyện mới ) , nêu bật được ý nghĩa tâm linh thuẫn khiết đầy tính nhân văn và nhân bản trong “ lý đạo và lẽ đới “ tựu trung là .
1/ Đạo của Như Lai đều dựa căn bản trên tình huynh đệ 2/ chữ “ Hòa “ theo đạo Khổng trong cuộc sống tu chung của tăng sĩ .
3/ Tư cách của tăng sỉ trong cuộc sống hôm nay , một sự trao đổi logic với cuộc đời . Sự cân bằng giữa tu học và khả năng phục vụ cùng bảo vệ cảnh quan môi truờng rừng để làm đẹp cho đời để phục vụ đại chúng 1 cách có ý thức và đời sẽ trả công cho chúng ta đồng thời loại ra ngoài cái tầm thuờng của đời sống tu sỉ là đi tu chỉ vì “ chén cơm manh áo” .
Tôi lắng nghe trong tỉnh giác và suy luận mà trong lòng hoan hỷ rồi tự hỏi :” Còn lại bao nhiêu vị tôn đức như ngài? Răn dạy đệ tử nên sống một đời sống đạo hạnh, lấy giới và đức làm kim chỉ nam bằng sự thực hành chứ không bằng lí luận suông .
Liệu “pháp danh Giới Đức” như vậy có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và đến tư duy của cuộc đời một đệ tử Phật như người ta thường quan niệm không?
Ta hiểu sao về mối tương quan này khi nhìn thấy những công trình soạn kinh đồ sộ của ngài Hộ Pháp, tài dịch thuật những tác phẩm của các nhà sư PGNT nước ngoài sang việt ngữ với giọng văn uyên bác của ngài Pháp Thông. cái tinh xảo bén nhạy trong thực tế hoằng pháp của Sư Thiện Minh, tính nghệ thuật và mỹ thuật trong phát huy Phật giáo nguyên thuỷ cùng những kiệt tác của Ngài Viên Minh và tiềm năng hành đạo cùng hoằng pháp của Sư Bửu Chánh v.v…
Qua ý nghĩa những pháp danh trên, nếu bình tâm suy định chắc chắn sẽ hàm chứa sẵn câu trả lời cho chúng ta về mối quan hệ logic này.
Với Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, tuổi đời cũng đang ở vào giai đoạn “nhân sinh thất thập cổ lai hy” và tuổi đạo cũng xấp xỉ 40 hạ lạp, trải qua biết bao gian lao, khó nhọc để giờ đây trong một góc rừng quê yên tĩnh của ngàn thông xứ Huế, thanh thoát một mái chùa, thơ mộng với một Huyền không Thiền uyển, rong chơi trong thư pháp đình với những câu thơ con chữ nhắc nhở mọi người về lý vô thuồng của cuộc sống, về việc bảo vệ màu xanh của đất mẹ , hoàn chỉnh một lối sống làm phong phú hoá tâm linh cho con người đất thần kinh, đặc biệt là giới trẻ đến để thấy Đạo Phật được người thể hiện qua kinh nghiệm sống chứ không qua kinh sách dày cộm …
Có quá đáng chăng? Khi ta trao tặng thêm cho Ngài danh hiệu “ Lão Mai” để chỉ một cội mai già cỗi trên triền núi trước chánh điện nở đầy hoa mai khoe sắc trong ánh nắng rạng rỡ của rạng đông xứ Huế cổ kính và tưới lên mình những hạt mưa xuân và qua hương trà sen khẽ ngâm câu.
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ
Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình
Sáng nay thức dậy choàng thêm áo
Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
Trong Ám Mây Tía dưới bóng mát của hai khóm trúc vàng, nơi ẩn cư của Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh đang cố gắng bảo tồn hình ảnh của một thiền sư đạo hạnh Lý Công Uẩn (thời Lý) hay của Phật Hoàng Trần Nhân Tôn (thời Trần) hầu làm gương cho thế hệ tăng sĩ trẻ, hậu sinh noi theo . Người hiểu đạo sẽ có cuộc sống an vui , giải thoát , nhờ tâm định tĩnh , thấy được ý nghĩa chân thật của dòng sống miên viễn bất tận và an trú trong niềm ly hỷ diệu lạc , từ bỏ thú vui trần thế vô thường mà tiếp nhận nguồn vui tâm linh qua quá trình thể nghiệm pháp Phật .
“Cá trung tư vị vô nhân thức
Đương dữ sơn tăng lạc công minh “
Có nghĩa cái vui sâu xa của Sư Giới Đức làm sao người đời biết nổi chỉ có Thiền Sư sơn lâm Minh Đức Triều Tâm Ảnh mới thấu rõ và tận hưởng được.
Một nếp sống tâm linh phạm hạnh mà mọi người trong hay ngoài đạo Phật phải nên xem đó là thước đo tâm linh chuẩn mực cho bản thân mình khi sống giữa cộng đồng xã hội và sống giữa thiên nhiên.
“Lão Mai Minh Đức Triều Tâm Ảnh” ơi! Hàng Tăng sĩ đệ tử trân trọng với những lời răn dạy của người và xin tán thán những gì người đang gìn giữ và phát huy, một cuộc sống giới đức đúng nghĩa một chân lý vĩnh hằng mà chúng ta phải noi theo.
Xin dành bài thơ thay cho đoạn kết
“Vén mây xin hỏi trời xanh.
Sống sao cho trọn, lòng lành với nhau.
Trời rằng “đạo lý” rõ rành .
Nhìn xem “Giới Đức” buông mành ẩn tu
Khuyên trò chớ lạc đường tu
Mới hay chân lý thiên thu hiển bày.”
Gió vi vu thổi qua ngàn thông , đâu đó có tiếng chim khách vang xa, tiếng kinh Pali vang vọng
trầm hùng, nắng xuân làm ấm áp tình người và một cuộc sống có ý nghĩa chợt nẩy mầm .
This entry was posted
on 12 tháng 9, 2009
at 23:38
and is filed under
bình luận
. You can follow any responses to this entry through the
comments feed
.