Sôi nổi hè 2010 tại Thiền Viện Phước Sơn
Bài & Ảnh Đức Minh
Theo thông lệ hàng năm vào ngày rằm tháng năm ( kể từ năm 2009), Thiền Viện Phước Sơn tỉnh Đồng Nai lại ồn ào náo nhiệt hẳn lên với số lượng Phật Tử năm nay đến đăng ký khoảng 130 người từ ba miền đất nước và Thành phố HCM thuộc đủ mọi lứa tuổi từ 10 tuổi đến 50 tuổi vân tụ về đây để xin tham gia hưởng ứng phong trào XGGD .
Đây là một truyền thống văn hóa Phật Giáo đặc thù của hệ phái Nam Tông tại Việt Nam, nó cũng đã và đang diển ra tại các quốc gia láng giềng như Căm bốt , Thái lan , Miến Điện Srilanka … Các Phật tử sớm ý thức được lời Phật dạy, tạm ngưng cuộc sống đời thường, buông bỏ tất cả và tự nguyện khép mình và tập sống trong khuôn khổ nếp sống của một tăng sĩ PGNT với y cà sa và bình bát trên tay mổi khi thọ thực.
Bằng thực tập thiền định quán sát lại thân tâm mình về những gì đã làm và học cách tự giải phóng mình khỏi những bất thiện pháp mà bản thân đã vô tình hay cố ý phạm phải . Học cách thanh lọc tâm ý thuần khiết, sửa đổi bản tánh phàm phu của mình, phát huy trí tuệ , cố gắng có được một đời sống có ý nghĩa hơn.
http://huyenkhongsonthuong.blogspot.com/2007/06/truyen-thong-phat-giao-nguyen-thuy.htmlThượng tọa Bửu Chánh, Viện chủ Thiền Viện Phước Sơn với ý nguyện và tâm từ sẵn có cùng sự trợ giúp của tập thể tăng ni tại thiền viện này và các nhà hảo tâm đã hội đủ nhân duyên gầy dựng phong trào XGGD, góp phần ươm mầm cho những chủng tử Bồ Đề lớn mạnh trong lòng cuộc sống tâm linh của mỗi hành giả.
Nếu bình tâm mà xét phàm đã đi tu là để tự độ nhưng lí tưởng độ tha sẽ phải là mặt kia của người tu hành và phải là lí tưởng hướng thượng của một tăng sĩ PGNT ở thời đại mạt pháp này trước khi chờ chứng đắc. Xã hội thánh đức thời Đức Phật còn tại thế đã phải nhường chổ cho một xã hội vật chất mặc sức tung hoành. Con người lao vào cơn lốc xoáy của tam độc (thâm, sân, si…) và không còn biết mình là ai ? từ đâu đến ? và cần phải sống như thế nào cho xứng đáng với một cách đối xử thật người với nhau . Họ quan niệm rằng hạnh phúc thật sự của con người là do vật chất mang lại, họ đâu ngờ rằng do vô minh mà con người tự nhấn chìm mình trong tham ái và dục vọng, và không nhận ra rằng bản chất của đời sống vật chất là vô thường, khổ và vô ngã khiến con người phải ngụp, lặn trong luân hồi.
XGGD như một tiếng chuông làm thức tỉnh một số người trong cộng đồng xã hội phức tạp. May thay, họ vẫn còn đủ trí tuệ để nhận ra tính vô thường, khổ và vô ngã của các pháp thế gian mà quay đầu lại để nhìn thấy bờ giác để không biến mình thành nô lệ cho đời sống vật chất ít nhất là trong thời gian đắp chiếc y cà sa này.
Phong trào XGGD vừa là một nét văn hóa hay đối với cộng đồng Phật Giáo nhưng ngược lại nó lại là một vấn đề phức tạp của nội bộ một chùa hiện nay nếu nhìn về khía cạnh kinh tế . Sư trụ trì phải quan tâm tới nguồn kinh phí để tài trợ cho người ăn, nơi ở để tu học nên những Chùa PGNT ở thành phố hay ở thôn quê khó có thể nhìn nhận việc phổ biến XGGD đại trà như một nếp sống tâm linh PG trong ngôi chùa tại nước ta .
Vấn đề là cần gây dựng thành phong trào từ 3 đến 5 người ( từ ít tới nhiều) để cho Phật Tử nhận ra rằng Đạo Phật không phải là một tôn giáo mà là một nếp sống đạo hạnh cần thiết cho cuộc sống tâm linh mỗi người khi sống với xã hội và Cộng đồng Phật tử , các nhà hảo tâm mạnh thường quân cũng nên trợ duyên cho các Sư trong việc phát động cũng như nuôi dưỡng phong trào XGGD này, góp phần củng cố lại một nền đạo đức xã hội đang xuống cấp như hiện nay .
Dù trong cái nóng oi ả của tiết trời tháng sáu tại Đồng Nai , mọi người vẩn cảm nhận được luồng khí thanh mát lan tỏa trong tâm khi được đắm mình trong giáo pháp mầu nhiệm của Đáng Từ Phụ Thế Tôn . Xung quanh chánh điện đội ngũ các tăng sĩ xuất gia gieo duyên đang đi nhiễu Phật ba vòng trong nét trang nghiêm với vẻ mặt hoan hỷ . Bây giờ mình đã là một nhà sư PGNT .Hạnh phúc thay ……
Bài & Ảnh Đức Minh
Theo thông lệ hàng năm vào ngày rằm tháng năm ( kể từ năm 2009), Thiền Viện Phước Sơn tỉnh Đồng Nai lại ồn ào náo nhiệt hẳn lên với số lượng Phật Tử năm nay đến đăng ký khoảng 130 người từ ba miền đất nước và Thành phố HCM thuộc đủ mọi lứa tuổi từ 10 tuổi đến 50 tuổi vân tụ về đây để xin tham gia hưởng ứng phong trào XGGD .
Đây là một truyền thống văn hóa Phật Giáo đặc thù của hệ phái Nam Tông tại Việt Nam, nó cũng đã và đang diển ra tại các quốc gia láng giềng như Căm bốt , Thái lan , Miến Điện Srilanka … Các Phật tử sớm ý thức được lời Phật dạy, tạm ngưng cuộc sống đời thường, buông bỏ tất cả và tự nguyện khép mình và tập sống trong khuôn khổ nếp sống của một tăng sĩ PGNT với y cà sa và bình bát trên tay mổi khi thọ thực.
Bằng thực tập thiền định quán sát lại thân tâm mình về những gì đã làm và học cách tự giải phóng mình khỏi những bất thiện pháp mà bản thân đã vô tình hay cố ý phạm phải . Học cách thanh lọc tâm ý thuần khiết, sửa đổi bản tánh phàm phu của mình, phát huy trí tuệ , cố gắng có được một đời sống có ý nghĩa hơn.
http://huyenkhongsonthuong.blogspot.com/2007/06/truyen-thong-phat-giao-nguyen-thuy.htmlThượng tọa Bửu Chánh, Viện chủ Thiền Viện Phước Sơn với ý nguyện và tâm từ sẵn có cùng sự trợ giúp của tập thể tăng ni tại thiền viện này và các nhà hảo tâm đã hội đủ nhân duyên gầy dựng phong trào XGGD, góp phần ươm mầm cho những chủng tử Bồ Đề lớn mạnh trong lòng cuộc sống tâm linh của mỗi hành giả.
Nếu bình tâm mà xét phàm đã đi tu là để tự độ nhưng lí tưởng độ tha sẽ phải là mặt kia của người tu hành và phải là lí tưởng hướng thượng của một tăng sĩ PGNT ở thời đại mạt pháp này trước khi chờ chứng đắc. Xã hội thánh đức thời Đức Phật còn tại thế đã phải nhường chổ cho một xã hội vật chất mặc sức tung hoành. Con người lao vào cơn lốc xoáy của tam độc (thâm, sân, si…) và không còn biết mình là ai ? từ đâu đến ? và cần phải sống như thế nào cho xứng đáng với một cách đối xử thật người với nhau . Họ quan niệm rằng hạnh phúc thật sự của con người là do vật chất mang lại, họ đâu ngờ rằng do vô minh mà con người tự nhấn chìm mình trong tham ái và dục vọng, và không nhận ra rằng bản chất của đời sống vật chất là vô thường, khổ và vô ngã khiến con người phải ngụp, lặn trong luân hồi.
XGGD như một tiếng chuông làm thức tỉnh một số người trong cộng đồng xã hội phức tạp. May thay, họ vẫn còn đủ trí tuệ để nhận ra tính vô thường, khổ và vô ngã của các pháp thế gian mà quay đầu lại để nhìn thấy bờ giác để không biến mình thành nô lệ cho đời sống vật chất ít nhất là trong thời gian đắp chiếc y cà sa này.
Phong trào XGGD vừa là một nét văn hóa hay đối với cộng đồng Phật Giáo nhưng ngược lại nó lại là một vấn đề phức tạp của nội bộ một chùa hiện nay nếu nhìn về khía cạnh kinh tế . Sư trụ trì phải quan tâm tới nguồn kinh phí để tài trợ cho người ăn, nơi ở để tu học nên những Chùa PGNT ở thành phố hay ở thôn quê khó có thể nhìn nhận việc phổ biến XGGD đại trà như một nếp sống tâm linh PG trong ngôi chùa tại nước ta .
Vấn đề là cần gây dựng thành phong trào từ 3 đến 5 người ( từ ít tới nhiều) để cho Phật Tử nhận ra rằng Đạo Phật không phải là một tôn giáo mà là một nếp sống đạo hạnh cần thiết cho cuộc sống tâm linh mỗi người khi sống với xã hội và Cộng đồng Phật tử , các nhà hảo tâm mạnh thường quân cũng nên trợ duyên cho các Sư trong việc phát động cũng như nuôi dưỡng phong trào XGGD này, góp phần củng cố lại một nền đạo đức xã hội đang xuống cấp như hiện nay .
Dù trong cái nóng oi ả của tiết trời tháng sáu tại Đồng Nai , mọi người vẩn cảm nhận được luồng khí thanh mát lan tỏa trong tâm khi được đắm mình trong giáo pháp mầu nhiệm của Đáng Từ Phụ Thế Tôn . Xung quanh chánh điện đội ngũ các tăng sĩ xuất gia gieo duyên đang đi nhiễu Phật ba vòng trong nét trang nghiêm với vẻ mặt hoan hỷ . Bây giờ mình đã là một nhà sư PGNT .Hạnh phúc thay ……
This entry was posted
on 26 tháng 4, 2006
at 08:48
and is filed under
Phóng sự
. You can follow any responses to this entry through the
comments feed
.