Thấy và Biết qua
việc Xuất gia gieo duyên
tập thể tại
Thiền Viện Phước Sơn .
việc Xuất gia gieo duyên
tập thể tại
Thiền Viện Phước Sơn .
Người viết và hình ảnh : CHƠN MINH
Từ tinh thần trong tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh PGTG lần thứ V ngày (5-11-2008) tổ chức tại Tp Kobe Nhật Bản “ Giá trị chân lý trong các truyền thống PG là nền tảng tâm linh cần thiết cho con người và việc khích lệ hành trì tâm linh được xem như con đường chuyển hóa nỗi khổ , niềm đau để xây dựng một Niết bàn tại thế “ thì tại Thiền viện Phước sơn –tỉnh Đồng Nai , Thượng Tọa trụ trì sau nhiều suy nghĩ trăn trở về tiền đồ và sự nghiệp của PGNT đã biến những giá trị chân lý trong tuyên bố chung thành hiện thực bằng một buổi lễ kết tập xuất gia gieo duyên tập thể kỷ lục chưa từng có trong quá trình PGNT du nhập và phát triển tại Việt Nam nói chung và tại Thiền Viện Phước Sơn nói riêng từ ngày thành lập năm 1970 đến nay .
Truyền thống xuất gia gieo duyên là nét đặc thù của PGNT mà hoạt động này dần trở nên phù hợp với xu thế của một xã hội công nghiệp hóa và hiện đại hóa ờ nước ta , khi mà mọi người , những chủ thể của một xã hội năng động bị cuốn hút vào cơn lốc xoáy của phát triển , của chủ nghĩa tiêu thụ trong một nền kinh tế thị trường thời mở cửa và của các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ đời sống vật chất khiến cho mọi người quên hẳn vai trò thật của mình .
Các giá trị tâm linh chỉ còn một chỗ đứng khiêm nhường trong bản thân họ và ít nhiều mang tính thương mại hóa như cuộc trao đổi với thần linh để đươc hưởng thành quả tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Thế nên mọi người dù giầu hay nghèo , dù thành công hay thất bại trong cuộc sống của chính bản thân đều vật vã , trăn trở trong đau khổ chỉ vì do vô minh dẫn dắt mà chìm ngập trong tham ái và sân hận..
Cái vòng luẩn quân này cứ đeo bám chúng sanh từ lúc ý thức được cuộc sống quanh mình đến khi nhắm mắt lìa đời.
Trong dòng chẩy cuộc sống này vẫn còn có một bộ phận còn đủ minh mẫn để nhận ra sự băng hoại của những giá trị đạo đức trong đời thường nên muốn tìm hiểu để có được một đời sống phạm hạnh đơn giản của một tu sĩ dưới lớp áo cà sa và sống với giới luật cho dù chỉ trong một thời gian ngắn thôi nhằm để thoát khỏi những cám dỗ đời thường. Đây là một nhu cầu tự nhiên của con người khi đã luống tuổi hay khi mới lớn mà cảm thấy lạc lõng trong lòng cuộc đời khi chưa có định hướng rõ rệt cho mình phải bươc vào như thế nào ?? để một ngày nào đó chợt nhận ra lý vô thường của cuộc sống không có cái gì là của mình và ngay cả bản thân mình là cái mình trân qúy nhất cũng rất mong manh.