Tu Hành  

Posted by Chơn Minh in



TU HÀNH THỜI @
Tác giả : Chơn Minh

Trờì Đà Lạt cuối năm se lạnh, chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ hội “ Festival hoa 2010“, từng đợt mây trắng giăng thấp ngang sườn núi . Con đường đèo Prenn đã được nới rộng ra thành đường cao tốc xa lộ Liên Khương theo sự chuyển mình của đất nước ta từ khi gia nhập WTO. Những chuyển biến rất rõ rệt diễn ra ở mọi khía cạnh văn hóa-xã hội và kinh tế của đất nước và Phật Giáo Việt Nam cũng nằm trên dòng chẩy đó và phải chuyển mình để gia nhập vào sinh hoạt chung của Phật Giáo Quốc Tế. Hình thức sinh hoạt mới quả thật là muôn hình muôn vẻ. Hàng ngàn website cuả Phật Giaó được hình thành với hằng hà sa số Phật Tử dưới những tên (nick giả ) trong một thế giới ảo, nửa thật, nửa không 24/24 giờ trên diển đàn Paltalk.com và cũng ở đây mọi người có thể lắng nghe đủ loại pháp thoại của quý sư , qúy thầy các nơi ( băng có, ngươì nói có, mạng internet và sóng thông tin đã và đang phủ chụp không những lên sinh hoạt tâm linh của Phật Tử nói chung mà còn lên quá trình tu học của quý sư, đặc biệt là các tăng ni trẻ nói riêng, mặc tình thao túng trên những room phật pháp bỏ ngỏ nếu thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của chủ room là những vị sư , hay những giảng sư đức cao , vọng trọng hoặc những diễn đàn phật pháp do cá nhân phật tử lập ra .
Phạm vi bàì viết này đóng khung trong việc tu học lẫn tu tập của tăng ni trẻ, kể cả trung niên trước những tiến bộ khủng khiếp của khoa học kĩ thuật trong bối cảnh của một quan điểm mớí:”Tu Hành thờì @”.
http://huyenkhongsonthuong.blogspot.com/2008/05/tham-luan.html
Những ảnh hưởng của truyền hình và vi tính đã và đang vô hình chung ảnh hưởng đến oai nghi và giới đức của tăng ni trong việc tu hành nếu vị sư hay ni còn non tuổi đạo và chưa có kinh nghiệm bản thân . Thời đại mới đòi hỏi tăng ni phải tiếp cận nhiều nguồn thông tin lâu dần bản thân và tâm trí bị cuốn hút và phải tùy thuộc vào những tiện ích vật chất mà xa rờì nếp sống tâm linh, cùng khả năng tụ tập khiến không thể tập trung trong thiền định và khả năng tập trung dần được thay thế bằng khả năng truy cập thông tin và lang thang trên mạng vì óc tò mò hoặc để chat giữa các bạn đạo hay vớí phật tử trong nước và ngoài nước hay để chia sẻ vài điều trong giáo pháp, mà bản thân đã học được, hóa ra là định tâm trong một thế giới ảo để làm chuyện con vẹt.
Truyền hình theo Hoà Thượng Tuyên Hóa là quỷ dử nó cướp đi công đức của người tu rồi đến vi tính và Internet lại là một con dao hai lưỡi, nó thuần tuý chỉ là ghi nhớ biết chứ không phải suy nghỉ biết hay tìm hiểu biết như con người,và từ đó hình thành sự dễ duôi trong tu tập của tăng ni khi bị cơn nghiện online hành hạ bản thân .
“Vì tam giới duy tâm và vạn pháp duy thức”. Trong thế giới sa bà này hễ vạn pháp thì vạn biến nên người tu phải dùng chơn tâm bất biến để đối trị .Vấn đề là phải thực chứng, nhìn nhận rõ bản chất của các tiện ích vật chất.
Tăng sĩ trẻ cần ý thức được việc tu học ngày nay của mình bằng những phạm trù minh triết sau đây:
1. Thực hiện một nếp sống theo Bát Chánh Đạo, có kiềm chế bản thân để tìm kiếm hạnh phúc cao thượng sau khi loại trừ dần các thói quen xấu.
2. Tuân theo giới luật một cách tự giác ,nghiêm túc và không dễ duôi.
3. Phát triển, giữ gìn và không ngừng trao dồi bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi.
4. Tu học và thực tu theo các pháp học và pháp hành cùng sự thực chứng
“ Tu không học người mù có khác .
Học chẳng tu, khiến lạc đường tà ”
5. Chỉ kết hợp sử dụng tiện ích vật chất khoa học kĩ thuật khi cần thiết , không biến mình thành nô lệ cho khoa học kỹ thuật .
6. Hạn chế truy cập và lướt trên các trang web và không nên lạm dụng diển đàn Paltalk.com để chat, để thể hiện sự tu học của mình mà nên khiêm cung học hỏi và nghe pháp thoại nhiều qua các room điển hình như “Abhidhamma in daily life” của thầy Đức Tàì, room “Pháp Cú Kinh Chuyên để” của Diệu Nghiêm LTT ở Âu châu hay room “Diễn đàn PGNT của Ngài Hoa Cúc” và room “Phật pháp nhiệm mầu” của Thẩy Đông Trí . v..v..
7. Không hút thuốc lá (dù trong giớí luật chư tăng có thể biện mình rằng Phật không nói tới nhưng điều năm của giới luật là “ cấm uống rượu và các chất say”. Thuốc lá cũng là chất làm chúng ta say, làm thương tổn đến hình ảnh của một vị thầy đạo đức trong cái nhìn của phật tử. Hơn nữa chúng ta đều biết tác hại của thuốc lá đến bệnh phổi mà trong hoằng pháp quý sư phảỉ sử dụng đến phổi, một cái nghiệp của ngành sư phạm . Thoáng nhớ một câu thơ được nhìn thấy trên một cây dừa tại một ngôi chùa nọ “ Lẽ nào sử sách quên ghi . Tay cầm điếu thuốc oai nghi đâu còn “ ít nhiều chúng ta nên chiêm nghiệm để khắc phục bản than và tạo oai nghi trong hoằng truyền Phật Pháp của bất kỳ tăng sĩ nào ..
8. Vận dụng bước thứ nhất là “ chánh kiến” và “tinh thần dân chủ của đạo Phật” mà nên có một cái nhìn bao dung trước tà kiến phân biệt giữa ta và người, các kiến chấp giữa có và không. Đôi khi chạnh nghĩ:
“ Chấp không, chấp có rầy rà .
“ Đến khi vô chấp, mới hòa được nhau ”.
Tăng sỉ trẻ cần có cái nhìn bao dung và vị tha vớí các hệ phái khác, không ghen tỵ (tị hiềm), giữa cái được của ngườì và cáí chưa được của mình, không lạm bàn về việc riêng của chư tăng mà nên tự nhìn lại mình và tu sửa bàn thân vì tu là sửa để có một nếp sống đạo thật thanh khiết vì Phật giáo là một nếp sống .
9. Phật tử chúng ta kính quý nhưng không có tinh thần vọng ngoaị đối với các chư tăng nước ngoàì như Miến Điện, Tháí đến Việt Nam để hướng dẫn các khóa tu thiền … dẫn đến việc coi thường chư tăng trong nước. Ngàì Hộ Pháp đã từng nói “ Thật khó để tìm ra ngay cả trên thế giới những sư điển hình như “ Sư Hộ Nhẫn, Sư Pháp Lạc” điều này chứng minh rằng về pháp tu thiền và giới đức thì cho dù sư thuộc quốc tịch nào thì cũng giống như sư ở nước ta mà thôi . Vẫn biết tu hành cần có bạn nhưng hãy nhìn nhận việc sang Miến tu ào ạt tại các thiền đường như Pa-Auk có cần thiềt chăng trong khi ở đây chúng ta vẫn có thể hành thiền Vipassanà với những tăng tài và kinh nghiệm ở Việt Nam mà Sư Viên Minh , Sư Giác giới , sư Bửu chánh , Sư Thiện Minh hay Sư Hộ Niệm v…v….là những điển hình không thua kém .
10. Tham gia giữ gìn vệ sinh chung và bảo tồn cảnh quan của chùa nơi tu học. Một nếp sống có lao động và hoạt động thể lực sẽ kiện toàn sức khỏe vật lý cho thân kèm với sự thanh lọc tâm từng bước trong hành thiền tinh tấn mổi ngày. Thân tâm trong sạch sẽ biểu lộ ra oai nghi của một vị tăng .Việc tự trang bị quá nhiều tiện ích vật chất sẽ khiến vị tăng ngày càng bị lệ thuộc vào chúng và tâm tư sẽ không an ổn khi có sự trở ngại kĩ thuật của các thiết bị dẫn ra một
chuỗi các hệ quả về kinh tế , về giới đức người tu . Người viết tạm mượn chùm thơ của nhà thơ Thanh Tâm để thay lờì kết :
Chong đèn, tâm trau dồi kinh sách .
  Diệu ngôn cùng phong cách cho thông .
  Tương truyền phật tổ, tâm tông.
  Đường đi chẳng tỏ, uổng công tu hành.
  Văn cảnh sách, rành rành chỉ rõ.
  Tỳ ni là cửa ngõ đi vào.
  Oai nghi phép tắc thanh cao.
  Hình dung đĩnh đạc, anh hào trượng phu.
 Tu không học ngươì mù có khác.
  Học chẳng tu khiến lạc đường tà.
  Ngày giờ chớ để trôi qua
  Lựa lần năm tháng ,tuổi già tiếc thay .
  May gặp được tổ thầy tu học.
  Phật Pháp là bảo ngọc trau tâm .
  Mấy lời nhắn gửi tri âm.
  Đừng cho hối tiếc, lỗi lầm về sau.”


This entry was posted on 8 tháng 5, 2008 at 18:31 and is filed under . You can follow any responses to this entry through the comments feed .

0 nhận xét

Đăng nhận xét