Rừng Thiền Huyền Không-Huế  

Posted by Chơn Minh in


RỪNG THIỀN
HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG
Một địa danh du lịch hành hương
ở Huế không thể nào quên

Chơn Minh góp nhặt

I- Địa điểm

Chùa Huyền Không Sơn Thượng (hoặc Huyền Không 2) cách cố đô Huế chừng 14 km về huớng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế .

Đến viếng chùa, du khách hành hương phải đi qua chùa Linh Mụ, theo con lộ dọc sông Hương, qua Văn Thánh, Võ Thánh, qua cầu Xước Dũ; rồi đi hơn 01 cây số nữa sẽ gặp ngã rẽ bên phải vào thôn Đồng Chầm.Từ đây, đi tiếp chừng 500 mét, hương lộ này sẽ cắt ngang đường chánh Huế, thẳng trước mặt sẽ thấy chiếc cổng làng Văn hóa thôn Đồng Chầm. Qua cổng này chừng 200 mét, bên phải có một tấm biển chỉ đường, theo lộ trình này, gần 3km nữa là đến núi Triều Sơn Phương tức Huyền Không Sơn Thượng.
Do đặc điểm địa lý - đồi tiếp đồi - nên đường vào chùa uốn lượn quanh co, nay đã được cải tạo, nâng cấp khá thuận lợi cho khách hành hương.


II- Cảnh quan, môi trường:
Năm 1988, hưởng ứng chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc của Nhà Nước - nhà chùa xin cấp 50 ha 4 để trồng cây gây rừng.Năm 1989-1990, nhà chùa vào đây để lập trang trại, dọn mặt bằng, đào giếng, tự ươm cây giống, trồng lúa, khoai sắn, bí bầu, rau cải… theo kế hoạch “lấy ngắn nuôi dài”.

Tiểu sử  

Posted by Chơn Minh in

Vài nét về
Sư Giới Đức
Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Sưu tập : Đức Minh
(Trên Google.com.vn)



Minh Đức Triều Tâm Ảnh là bút hiệu của tỳ kheo Giới Đức, là một trong những người sáng lập ra chùa Huyền Không (Huế) từ mái chùa lá ở đèo Hải Vân trước năm 1978.
Ông là một nhà sư giỏi thơ văn, am tường hội hoạ và trang trí mỹ thuật. Đồng thời ông cũng là một trong những người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21.
Thượng tọa thế danh Nguyễn Duy Kha sinh ngày 19 tháng 7 năm 1944 tại Giạ Lê thượng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Duy Hoan và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sừng.

Huyền Không Sơn Thượng vào Xuân Canh Dần  

Posted by Chơn Minh in

Hồn Việt và chất Thiền

tại Huyền Không Sơn Thượng

- Huế
Chơn Minh



Theo chuyến xe lửa SE4 ra đến Huế chiều 28 tết , rồi trên chiếc xe ôm chở tôi chạy ngoằn ngoèo theo con lộ tráng bê tông từ cây xăng 24 trên QL1A dẫn sâu vào rừng thông về thăm chùa Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa Nam Tông mà nghe giới trẻ đất Thần Kinh ca ngợi đầy chất thơ thể hiện qua thư pháp và quang cảnh thiên nhiên ở đây .
Trời đã xế chiều và màu trời xanh xám , lấm tấm vài giọt mưa xuân làm thắm tươi hàng cây trước cổng tam quan nhà chùa có dáng hình cây trúc vàng với cái bảng gỗ xinh xắn:
“ Phong Trúc Am “ , và hai đôi câu đối với nét chữ buông thõng “ Rừng gió vi vu rớt một tiếng chim, sao tĩnh lặng. Khóm trúc xào xạc, rụng vài chiếc lá, động vô thanh “ biếu hiện của sự thư thái , trầm mặc và sâu lắng .
Bước qua chiếc cầu gỗ cong cong, một phối cảnh thanh thoát bày ra trước mắt tôi , ẩn hiện dưới tán cây của khóm trúc vàng bên trái là " Am Mây Tía " với dòng thơ “ Hang xanh mây tiá ẩn cư . Phương này trăng nước thi thư tọa đàm “ nơi ở của sư trụ trì , dưới thềm nghe tiếng nước róc rách chẩy , điểm xuyết vài chú cá vàng bơi lội nhởn nhơ . Xuống một bậc thềm đối diện Am Mây tía về bên phải là khách sảnh với những bàn gỗ kiểu Nhật xếp ngay hàng trên vách thấy treo nhiều bức thư pháp mà nội dung là giáo dục đạo đức về công ơn cha mẹ với nhiều câu thơ cùng con chữ uốn lượn khác nhau . “ Một cõi cõ thơm , thơ núi lặng. Bốn bề mây trắng bút non xanh “ hay "Cha cho gánh chữ ngần vai .Mẹ cho giọt nắng soải dài tuyết đông ". Đường đời vút cánh chim hồng.Lối về chi sá bão dông tình đời " đọc lên nghe thấm thía làm sao .

Xuân Huyền Không 2010  

Posted by Chơn Minh in

CHÙM ẢNH 

XUÂN HUYỀN KHÔNG .

2010


Huyền Không Sơn Thượng sáng mùng Một Tết

Chánh Điện Ngày Xuân

Chấp Bút Tài Hoa đón xuân sang


Chánh Điện
Đêm Giao Thừa


Bài Pháp Thoại Đầu Tiên Đêm Giao Thừa




Đi chùa ngày tết




Thì Thầm khấn nguyện sáng mùng một Tết

Đàm đạo 3 ngày Tết với Sư


Xuân về ngôi Chánh Điện

Huyền Không đón xuân sang 2010



Am mây Tía rộn ràng khoe áo mới

















Thương Kiều chờ đón khách du xuân



















Pháp Danh và con người  

Posted by Chơn Minh in

PHÁP DANH PHẢN ÁNH
CON NGƯỜI ??
Mimosa

Giờ giao thừa ngày mùng một tết Canh Dần 2010, tiếng kinh Pali tán tụng Tam Bảo với giọng hải triều âm trầm hùng vọng lên trong không gian u tịch từ ngôi chánh điện chùa Huyền Không theo lối kiến trúc thuần Việt vừa an tịnh, vừa khoáng đảng, tỏa ngát hương thơm của các loại hoa mai, lan, cúc, thược dược, cùng với phong thái trang nghiêm của hai hàng đệ tử đấng Từ Phụ Thế Tôn do Sư Giới Đức dẫn chúng đang đảnh lễ, chúc xuân , chúc đạo, chúc thanh bình cho đất nước và an lạc cho mọi người. Tôi nghe và cảm nhận được giờ giao thừa đã điểm , tất cả đang đón chào một năm mới đang đến với ngàn cây , nội cỏ và với không gian của Huyên Không Sơn Thượng này .

“ Mới đó mà xuân đến nữa rồi
Chẳng ai hẹn ước, chẳng ai mời
Sơn lâm rộn rã, cây thay áo
Khí tiết hân hoan, gốc nẩy chồi
Mai tía mai vàng - tình bạn lữ
Đào phai đào thắm - nghĩa trần khơi
Trăng chơi mái đạo, sương xanh lá
Nắng dạo hiên thơ, chữ ấm lời
Kinh tụng, vén mây - nghe phải trái
Thiền hành, rẽ gió - ngắm đầy vơi
Sân thiền khóm trúc reo chim khách
Trầm thoảng am không, đá mỉm cười!

Phong trào Xuất gia Gieo Duyên  

Posted by Chơn Minh in

Thấy và Biết qua
việc Xuất gia gieo duyên
 tập thể tại
Thiền
Viện Phước Sơn .


Người viết và hình ảnh : CHƠN MINH

Từ tinh thần trong tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh PGTG lần thứ V ngày (5-11-2008) tổ chức tại Tp Kobe Nhật Bản “ Giá trị chân lý trong các truyền thống PG là nền tảng tâm linh cần thiết cho con người và việc khích lệ hành trì tâm linh được xem như con đường chuyển hóa nỗi khổ , niềm đau để xây dựng một Niết bàn tại thế “ thì tại Thiền viện Phước sơn –tỉnh Đồng Nai , Thượng Tọa trụ trì sau nhiều suy nghĩ trăn trở về tiền đồ và sự nghiệp của PGNT đã biến những giá trị chân lý trong tuyên bố chung thành hiện thực bằng một buổi lễ kết tập xuất gia gieo duyên tập thể kỷ lục chưa từng có trong quá trình PGNT du nhập và phát triển tại Việt Nam nói chung và tại Thiền Viện Phước Sơn nói riêng từ ngày thành lập năm 1970 đến nay .
Truyền thống xuất gia gieo duyên là nét đặc thù của PGNT mà hoạt động này dần trở nên phù hợp với xu thế của một xã hội công nghiệp hóa và hiện đại hóa ờ nước ta , khi mà mọi người , những chủ thể của một xã hội năng động bị cuốn hút vào cơn lốc xoáy của phát triển , của chủ nghĩa tiêu thụ trong một nền kinh tế thị trường thời mở cửa và của các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ đời sống vật chất khiến cho mọi người quên hẳn vai trò thật của mình .
Các giá trị tâm linh chỉ còn một chỗ đứng khiêm nhường trong bản thân họ và ít nhiều mang tính thương mại hóa như cuộc trao đổi với thần linh để đươc hưởng thành quả tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Thế nên mọi người dù giầu hay nghèo , dù thành công hay thất bại trong cuộc sống của chính bản thân đều vật vã , trăn trở trong đau khổ chỉ vì do vô minh dẫn dắt mà chìm ngập trong tham ái và sân hận..
Cái vòng luẩn quân này cứ đeo bám chúng sanh từ lúc ý thức được cuộc sống quanh mình đến khi nhắm mắt lìa đời.
Trong dòng chẩy cuộc sống này vẫn còn có một bộ phận còn đủ minh mẫn để nhận ra sự băng hoại của những giá trị đạo đức trong đời thường nên muốn tìm hiểu để có được một đời sống phạm hạnh đơn giản của một tu sĩ dưới lớp áo cà sa và sống với giới luật cho dù chỉ trong một thời gian ngắn thôi nhằm để thoát khỏi những cám dỗ đời thường. Đây là một nhu cầu tự nhiên của con người khi đã luống tuổi hay khi mới lớn mà cảm thấy lạc lõng trong lòng cuộc đời khi chưa có định hướng rõ rệt cho mình phải bươc vào như thế nào ?? để một ngày nào đó chợt nhận ra lý vô thường của cuộc sống không có cái gì là của mình và ngay cả bản thân mình là cái mình trân qúy nhất cũng rất mong manh.

Tu Hành  

Posted by Chơn Minh in



TU HÀNH THỜI @
Tác giả : Chơn Minh

Trờì Đà Lạt cuối năm se lạnh, chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ hội “ Festival hoa 2010“, từng đợt mây trắng giăng thấp ngang sườn núi . Con đường đèo Prenn đã được nới rộng ra thành đường cao tốc xa lộ Liên Khương theo sự chuyển mình của đất nước ta từ khi gia nhập WTO. Những chuyển biến rất rõ rệt diễn ra ở mọi khía cạnh văn hóa-xã hội và kinh tế của đất nước và Phật Giáo Việt Nam cũng nằm trên dòng chẩy đó và phải chuyển mình để gia nhập vào sinh hoạt chung của Phật Giáo Quốc Tế. Hình thức sinh hoạt mới quả thật là muôn hình muôn vẻ. Hàng ngàn website cuả Phật Giaó được hình thành với hằng hà sa số Phật Tử dưới những tên (nick giả ) trong một thế giới ảo, nửa thật, nửa không 24/24 giờ trên diển đàn Paltalk.com và cũng ở đây mọi người có thể lắng nghe đủ loại pháp thoại của quý sư , qúy thầy các nơi ( băng có, ngươì nói có, mạng internet và sóng thông tin đã và đang phủ chụp không những lên sinh hoạt tâm linh của Phật Tử nói chung mà còn lên quá trình tu học của quý sư, đặc biệt là các tăng ni trẻ nói riêng, mặc tình thao túng trên những room phật pháp bỏ ngỏ nếu thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của chủ room là những vị sư , hay những giảng sư đức cao , vọng trọng hoặc những diễn đàn phật pháp do cá nhân phật tử lập ra .
Phạm vi bàì viết này đóng khung trong việc tu học lẫn tu tập của tăng ni trẻ, kể cả trung niên trước những tiến bộ khủng khiếp của khoa học kĩ thuật trong bối cảnh của một quan điểm mớí:”Tu Hành thờì @”.

Tránh Bỏ Phiền Não  

Posted by Chơn Minh in


Chơn Minh sưu tầm &biên dịch
Mọi người trong chúng ta đều muốn sống một cách an lạc và hạnh phúc. Tuy nhiên, ai cũng có lúc bị phiền não, bực dọc ; và những lúc ấy, chẳng những bản thân mình bị bực bội, khổ sở mà cả những người chung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng lây do những cử chỉ, lời nói thiếu hòa nhã của mình. Dĩ nhiên, không ai muốn vậy cả.
1. Thế nhưng tại sao chúng ta cứ tiếp tục bị bực bội, khó chịu, khổ sở…?
Vậy, vấn đề đặt ra là
2. CÓ CÁCH NÀO ÐỂ GIÚP CHO TA KHỎI BỊ PHIỀN NÃO HAY KHÔNG? LÀM SAO CHÚNG TA LUÔN GIỮ ÐƯỢC SỰ AN LẠC, TỰ TẠI VÀ HẠNH PHÚC?
Những bậc trí thức, hiền giả đã nghiên cứu về vấn đề trên, và theo quan điểm của họ thì giải pháp là:
Quan điểm 1: chuyển tâm trí ta qua một chuyện khác khi cơn phiền não bắt đầu nổi lên, tức là đánh lạc hướng tâm trí của mình ra khỏi điều đang gây phiền não.
Cách giải quyết này có hiệu quả, nhưng xét cho kỹ, nó chỉ là tạm bợ, chỉ là trốn tránh, chỉ ở mức độ ý thức (conscious) mà thôi. Thật ra, ta đã đè nén những sự phiền não ấy vào trong tiềm thức (subconscious) của mình, và chúng vẫn cứ ở đó, tiếp tục tăng trưởng theo thời gian. Bề ngoài thì có vẻ như ta đang an lạc, tự tại, nhưng về mặt vi tế, thâm sâu hơn của tiềm thức thì một ngọn núi lửa đầy những tâm niệm khổ sở, bực dọc, thèm khát…v.v. đang bị đè nén trong ta, chỉ chực chờ cơ hội được bùng nổ; và sớm hay muộn gì chúng cũng sẽ bộc phát mãnh liệt qua hành động, lời nói hay ý nghĩ của mình.
Vì bất cứ điều gì, càng bị đè nén, nó chẵng những không mất đi đâu hết mà càng trở nên mãnh liệt hơn!Do vậy trốn tránh , hoặc đánh lạc hướng tâm trí không phải là một giải pháp vẹn toàn

PGNT Thời Hội Nhập  

Posted by Chơn Minh in

VAI TRÒ CỦA PGNT THỜI HỘI NHẬP
Chơn Minh
PV Báo Tập Văn, Giác Ngộ

I. Đặt vấn đề :

1. Riêng tại Việt Nam chúng ta, một đất nước chấp nhận đa tôn giáo đang tồn tại và phát triển và chỉ
đối với Phật giáo cũng có rất nhiều hệ phái được thiết lập ra bởi các vị chơn tu từ cuối thế kỷ
18 đầu thế kỷ 19 .

2. Thời mở cửa và việc hội nhập vào WTO, ngày càng có nhiều vị sư du học tại Ấn Độ, Miến Điện
hay Thái Lan nếu không nhầm chắc chắn bản thân các vị đó vẫn thấy mình lạc lõng trong lòng hệ phái PGNT rồi thời gian sau các vị sư vẫn là những cánh chim bay về tổ ấm .

3. Một hình ảnh thực tế cho thấy
phật tử đến chùa lác đác , có đông chăng chỉ là vào những dịp lễ dâng y hay bát hội chứ ngày thường thì không nhiều , nên không khí sinh hoạt tôn giáo chưa viên mãn lắm .

Tìm hiểu Pháp bố thí  

Posted by Chơn Minh in

Rừng Thiền Viên Không
Đêm Hạnh Đầu Đà.T7/2010

Bài Pháp Thoại
Tìm Hiểu
Pháp Bố Thí
        ( Trích tác phẩm Những Lời Dạy Vàng của Đức Phật )
             Của Bộ Tôn Giáo Chính Phủ MYANMAR
                
Quốc An Sưu tập
( Pháp thí cúng dường chia sẻ cùng đại chúng )

I. Bố thí là gì ?
Bố thí là việc lấy của cải , tài sản, tài trí của mình để giúp đỡ hay đem cho người khác ( tự điển Myanmar-English trang 215 ).
Cúng dường cũng như nghĩa của bố thí, nhưng đối tượng nhận thí được sự cung kính nhiều hơn vi du : cúng dường chư tăng, cha mẹ. Đức Phật
II. Sự cần thiết của pháp bố thí :
Bố thí là 1 trong 10 phước Ba-la-mật cần thiết hoàn thành đầu
    tiên nhất .
Bố thí là thiện pháp quan trọng hàng đầu cho sự phát triển mọi thiện pháp .
 Bố thí và cúng dường làm cho tâm được an vui, giới đức tăng trưởng, hành thiền dễ dàng chứng đắc các
    tầng thiền .
 Phước thiện bố thí là báu vật riêng của mỗi người không ai chiếm đoạt được , phước lành theo sát ta như
    bóng với hình .Trong sanh tử luân hồi nhờ phước báu này bảo trợ dù tái sinh vào bất kỳ cõi giới nào đều
    cho quả lành an vui , phúc lạc.Tránh được nhiều sự hư hại chết chóc khổ đau .
 Phật dạy cần bố thí đến đối tượng khi thật sự cần thiết vừa đủ , nếu bố thí quá sức mình cuộc sống của
    mình lâm vào thiệt thòi . lo âu . tâm giảm đi an vui thì không nên .
 Bố thí coi như là xây một cây cầu để đi lên cõi trời là một hành trang vô cùng giá trị .

Thiền Định & Sức Khỏe  

Posted by Chơn Minh in

 ĐIỀU TÂM TRONG KHI AN DƯỠNG
Phong Lan sưu tập
I. Nét chung :
Phép điều tâm là một trong hai liệu pháp chính được áp dụng tại Khu Điều Dưỡng –PG.Nội dung của phép này thì “Như Lai Thanh Tịnh Thiền “ và “ Liên Hoa Tọa Thiền Công “ do Hòa Thương Thích Giác Ngộ khởi xướng áp dụng là hai liệu pháp thư giãn chính giúp cho hành giả trong Khu Điều Dưỡng tự mình giải phóng khỏi những bế tắc tâm Lý, những sang chấn tinh thần ( Stress ) mắc phải trong quá trình sống giữa đời thường.
“Chỉ có sự tỉnh giác ( là giác ngộ.), và hành giả phải buông bỏ hết mọi sự suy tư, tính toán lo lường,để tâm hoàn toàn rỗng không thanh tịnh .
Thiền chính là chỗ trở về với tánh không. “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.
Huyền diệu thay Tánh Không thiền
Động tịnh, nói làm vẫn như nhiên
Bình tâm vô niệm trong hơi thở
Đi, đứng, nằm, ngồi vẫn lặng yên!

Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy  

Posted by Chơn Minh in

Sôi nổi hè 2010 tại Thiền Viện Phước Sơn
Bài & Ảnh Đức Minh

Theo thông lệ hàng năm vào ngày rằm tháng năm ( kể từ năm 2009), Thiền Viện Phước Sơn tỉnh Đồng Nai lại ồn ào náo nhiệt hẳn lên với số lượng Phật Tử năm nay đến đăng ký khoảng 130 người từ ba miền đất nước và Thành phố HCM thuộc đủ mọi lứa tuổi từ 10 tuổi đến 50 tuổi vân tụ về đây để xin tham gia hưởng ứng phong trào XGGD .
Đây là một truyền thống văn hóa Phật Giáo đặc thù của hệ phái Nam Tông tại Việt Nam, nó cũng đã và đang diển ra tại các quốc gia láng giềng như Căm bốt , Thái lan , Miến Điện Srilanka … Các Phật tử sớm ý thức được lời Phật dạy, tạm ngưng cuộc sống đời thường, buông bỏ tất cả và tự nguyện khép mình và tập sống trong khuôn khổ nếp sống của một tăng sĩ PGNT với y cà sa và bình bát trên tay mổi khi thọ thực.
Bằng thực tập thiền định quán sát lại thân tâm mình về những gì đã làm và học cách tự giải phóng mình khỏi những bất thiện pháp mà bản thân đã vô tình hay cố ý phạm phải . Học cách thanh lọc tâm ý thuần khiết, sửa đổi bản tánh phàm phu của mình, phát huy trí tuệ , cố gắng có được một đời sống có ý nghĩa hơn.